Video: Văn Quyến khiến người Trung Quốc ôm nhục, suýt đưa Việt Nam dự World Cup
Dù từng vướng phải vòng lao lý, nhưng không ai có thể phủ nhận được tài năng của Văn Quyến. Một thần đồng của Bóng đá Việt Nam, khiến người ta nhớ mãi với trận cầu lịch sử trên đất Chi Lăng với Trung Quốc.
Lần đầu làm “chuyện ấy” của Bóng đá Việt
Năm 2000, thời điểm tháng 9, Bóng đá Việt Nam vinh dự lần đầu tiên được đăng cai giải đấu cấp độ châu lục. Chúng ta được chọn là nước chủ nhà của giải đấu vòng chung kết U16 Châu Á. Đó là giải đấu diễn ra tại Đà Nẵng, lần đầu tiên đội U16 của Việt Nam được tham dự, đó cũng cột mốc lịch sử, khi ở cấp độ Quốc gia, lần đầu tiên chúng ta có đội bóng được tham dự giải đấu cấp Châu lục. Trước đó Việt Nam luôn bị loại ở vòng “gửi xe’.
>>> Xem chi tiết thông tin: Tỷ lệ kèo bóng đá tại Kèo Tốt <<<
U16 Việt Nam năm đó chỉ được coi là đội bóng lót đường, không có kinh nghiệm. Nhưng dưới sự lèo lái của HLV Nguyễn Văn Thịnh, cùng với những nhân tố tài năng như Minh Đức, Lâm Tấn, Như Thuật và đặc biệt là Văn Quyến. Bóng đá Việt Nam đã tạo nên một giải đấu cực kỳ đáng tự hào cho nền Bóng đá nước nhà.
Đáng chú ý, vòng chung kết U16 châu Á 2000 đồng thời cũng là vòng loại U17 World Cup 2001 và 3 đội nhất, nhì, ba của giải sẽ có vé.
Việt Nam lúc này rơi vào bảng A. Cùng với những đối thủ rất mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nepal, Myanmar.
Đánh bại Trung Quốc, anh hùng Văn Quyến vang danh thiên hạ
Ngay trận đầu tiên ở vòng bảng, U16 Việt Nam đã phải chạm trán đối thủ rất mạnh là U16 Nhật Bản. Dù chơi đầy nỗ lực tuy nhiên Văn Quyến và các đồng đội vẫn không tránh được thất bại với tỉ số 0-2.
Hạ gục U16 Nepal 5-0 ở trận tiếp theo nhưng cửa đi tiếp của U16 Việt Nam vẫn không được đánh giá cao bởi vẫn còn đó U16 Trung Quốc được đánh giá mạnh hơn rất nhiều. Và quả thực đó là điều sớm được chứng minh khi đối thủ này nhanh chóng có 2 bàn thắng vào lưới thủ môn Đức Anh. Tuy nhiên cũng chính từ thời điểm này, một cuộc lật đổ lịch sử bắt đầu.
>>> Xem chi tiết phân tích từ chuyên gia: Kèo nhà cái tại Kèo Tốt <<<
Cuối hiệp 1, Phạm Văn Quyến thắp lại hi vọng cho U16 Việt Nam với pha ghi bàn từ cú đá phạt hàng rào vô cùng đẹp mắt. Bàn thắng đẳng cấp khiến khán giả đang ngồi chật kín khán đài sân Chi Lăng tỏ ra vô cùng phấn khích, đồng thời cũng giúp các cầu thủ trẻ Việt Nam có được đà hưng phấn tâm lý.
Những đôi chân của U16 Việt Nam chơi thăng hoa chưa từng thấy và liên tục tạo ra cơ hội, đẩy U16 Trung Quốc vào thế phải co về phòng ngự. Bàn gỡ 2-2 đến như một hệ quả tất yếu nhưng câu chuyện cổ tích tại Chi Lăng vẫn chưa dừng lại ở đó.
Đúng vào lúc U16 Trung Quốc cố gắng giành lại thế trận, đẩy cao đội hình để tìm kiếm chiến thắng, họ đã dính phải đòn “hồi mã thương” của U16 Việt Nam. Xuất phát từ một pha phản công chớp nhoáng, Trương Quang Tuấn bứt tốc cực nhanh, rồi bình tĩnh dứt điểm hạ gục thủ môn U16 Trung Quốc. Khán đài sân Chi Lăng như nổ tung, còn Văn Quyến và các đồng đội coi như đã đặt một chân vào bán kết.
Trận hòa 1-1 với U16 Myanmar ở lượt trận cuối không làm ảnh hưởng tới tấm vé đi tiếp của U16 Việt Nam bởi ở trận đấu cùng giờ, U16 Trung Quốc thảm bại trước U16 Nhật Bản với tỉ số 1-7. Ngay trong lần đầu dự giải, U16 Việt Nam đã có vé vào bán kết với ngôi nhì bảng.
Tiếc rằng sau đó, U16 Việt Nam không thể tiếp tục làm nên bất ngờ khi để thua U16 Iran 0-4 ở bán kết. Trong trận tranh hạng ba, đồng thời cũng là trận đấu quyết định tấm vé cuối cùng của châu Á tham dự U17 World Cup 2001, thầy trò HLV Nguyễn Văn Thịnh đã chơi vô cùng nỗ lực và có được 2 bàn thắng vào lưới U16 Nhật Bản. Đáng tiếc, đối thủ vẫn ở một đẳng cấp khác và trận đấu kết thúc với thất bại 2-4 của U16 Việt Nam.
Dù không thể giúp bóng đá Việt Nam lần đầu được góp mặt tại sân chơi World Cup, tuy nhiên vòng chung kết U16 châu Á chính là giải đấy giúp tên tuổi Văn Quyến ghi dấu đậm nét trong lòng người hâm mộ. Màn trình diễn ấn tượng đã giúp anh được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất giải, đồng thời được xem là một trong 4 tài năng trẻ sáng giá nhất châu Á lúc bấy giờ.
Người ta bắt đầu gọi Quyến là “Thần đồng”, là “Cậu bé vàng” của bóng đá Việt Nam. Mọi thứ bắt đầu, cũng chính từ mùa hè đầy mộng mơ tại Chi Lăng năm đó./